top of page
Clus Thong

Zalo Mini App Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Kế Mini App Chuẩn CX Cho Doanh Nghiệp


Adcloud x Zalo Mini App

Tích hợp hàng loạt các tính năng quan trọng trong hoạt động chăm sóc khách hàng và kinh doanh chỉ trên một nền tảng duy nhất. Zalo Mini App đang trở thành xu hướng, khi không chỉ đem lại những giá trị thực tiễn mà còn gia tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Adcloud sẽ làm rõ khái niệm Zalo Mini App là gì cũng như nêu ra các bước và những lưu ý để thiết kế được một ứng dụng chuẩn CX giúp đem lại hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp.

 

Zalo Mini App là gì?

Zalo Mini App là một công cụ thuộc hệ sinh thái của Zalo tương tự như Zalo OA, Zalo ZNS, Zalo Ads,… Với công cụ này, doanh nghiệp có thể sở hữu một ứng dụng có kích thước được tối ưu dưới 10MB và hoạt động trực tiếp trên Zalo được gọi là Mini App. Hiểu đơn giản, Zalo Mini App là một “ứng dụng con” được vận hành dựa trên sức mạnh của “Super App” Zalo.

Tính đến thời điểm hiện tại, Zalo đang là nhà phát triển và cung cấp hệ thống Mini App nổi bật nhất ở Việt Nam. Nhờ hoạt động trên “Super App”, Zalo Mini App có thể dễ dàng kết nối với các công cụ khác trong hệ sinh thái Zalo để triển khai những tác vụ hữu ích như: gửi tin nhắn CSKH (chăm sóc khách hàng), truyền thông quảng bá sản phẩm, kinh doanh dịch vụ/ hàng hóa, liên kết với các nền tảng khác trong hệ thống đa kênh của doanh nghiệp,…

Adcloud x Zalo Mini App
Zalo Mini App là “chương trình nhỏ” chạy trực tiếp trên Zalo – Tương tự một Native App cơ bản

Sự khác biệt giữa Zalo Mini App và Native App

“Zalo Mini App và Native App có gì khác nhau?” là thắc mắc của các doanh nghiệp hợp tác với Adcloud nói riêng và hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường nói chung. Đáp án của thắc mắc trên chính là cơ sở để giải quyết câu hỏi gây nhiều tranh cãi: “Zalo Mini App có phải lựa chọn thay thế cho Native App?”. Phân biệt nhanh và chi tiết thông qua bảng dưới đây của Adcloud:


Zalo Mini App

Native App

Định nghĩa

Zalo Mini App là một ứng dụng con chạy trực tiếp trên ứng dụng mẹ Zalo. Bản chất là Mini App chạy trên Native App.

Native App là các ứng dụng điện thoại bình thường được phát triển trên các nền tảng cụ thể như IOS và Android. Zalo được coi là một Native App.

Thời gian phát triển và chi phí triển khai

Thời gian phát triển nhanh chóng (Tính theo ngày), chi phí triển khai trung bình thấp hơn 10 lần so với Native App.

Thời gian triển khai lâu hơn (Tính theo tháng), chi phí theo đó cũng cao hơn.

Truy cập và Sử dụng

Không cần tải app và đăng nhập. Chỉ cần tìm kiếm và truy cập trực tiếp trên Zalo hoặc thông qua mã QR. Dễ dàng đưa ra màn hình chính để hiển thị tương tự Native App.

Cần tải app, tạo tài khoản và đăng nhập.

Tương thích

Chạy trên bất kỳ thiết bị nào, miễn là có thể cài đặt Zalo. Có thể chia sẻ mã nguồn.

Không thể chia sẻ mã nguồn. Doanh nghiệp cần phát triển các phiên bản riêng cho từng hệ điều hành.

Hiệu suất

Bản chất là PWA (Progressive Web App) nên chắc chắn sẽ có hiệu suất thấp hơn so với Native App.

Hiệu suất cao hơn do tận dụng tối ưu ngôn ngữ lập trình. Hiệu suất thực tế của từng App phụ thuộc năng lực đội công nghệ.

Tích hợp tính năng

Phù hợp cho những tính năng cơ bản, những tác vụ nhanh mà khách hàng cảm thấy không cần thiết/ không có thói quen giữ app trong máy.

Phù hợp với các tác vụ phức tạp, tích hợp được nhiều tính năng trên một app.

Dựa vào những thông tin trên, dễ thấy Zalo Mini App không phải một sự lựa chọn thay thế cho Native App mà sẽ “tỏa sáng” hơn ở vai trò bổ trợ. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp lớn dù đã sở hữu Native App vẫn triển khai Zalo Mini App và hoạt động rất hiệu quả với mục đích (1) Mở rộng nền tảng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, (2) Triển khai các tác vụ cơ bản, các tác vụ nhanh để tối ưu trải nghiệm khách hàng, (3) Phục vụ các chiến lược ngắn – trung hạn.


Tiềm năng của Zalo Mini App

Dù mới được đưa vào thị trường Việt Nam từ giữa năm 2022, nhưng thực chất, các nền tảng Mini App đã phát triển rộng khắp trên toàn cầu từ những năm 2017. Sự thành công trên thị trường quốc tế cho thấy tiềm năng đáng kỳ vọng của Zalo tại Việt Nam. Cụ thể:

  • Zalo Mini App là công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, nhân lực và thời gian triển khai: Nhờ tận dụng những tài nguyên và hệ thống công nghệ có sẵn từ App “mẹ” Zalo, việc triển khai Zalo Mini App tiết kiệm hơn 50 – 70% chi phí, giảm khung thời gian phát triển xuống chỉ được tính bằng ngày và không đòi hỏi trình độ nhân sự quá cao như là Native App.

  • Zalo Mini App thể hiện tiềm năng trong việc tiếp cận khách hàng: Theo thống kê của “The Connected Consumer Q4/2022”, Zalo đã vượt qua các nền tảng đình đám là Facebook, Messenger, Instagram và trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam năm 2022 với gần 75 triệu người dùng (chiếm gần 75% dân số). Đặc biệt, Zalo còn ghi nhận sự tăng trưởng người dùng liên tục ở nhóm Gen X và Gen Y.

  • Đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng: Không phải tác vụ nào cũng phù hợp với Native App. Điều này là bởi, Native App thường tiêu tốn dung lượng lớn của thiết bị, thao tác sử dụng phức tạp, luôn đòi hỏi khách hàng phải duy trì app trên máy và cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, việc duy trì app trong trường hợp tác vụ quá cơ bản nhưng không thường xuyên sử dụng dễ khiến khách hàng cảm thấy nản lòng. Chính vì vậy, đối với những tác vụ này, khách hàng sẽ yêu thích trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi, đơn giản trên Zalo Mini App hơn.

 

Các bước tạo Zalo Mini App


Dưới đây là chi tiết về 5 bước làm Mini App trên Zalo:


Bước 1: Khởi tạo Mini App

Cần lưu ý rằng, Zalo App ở đây không phải là Zalo Mini App mà là một ứng dụng trên nền tảng Zalo phục vụ cho mục đích Developer. Ứng dụng này tạo nên sự kết nối giữa các công cụ trên nền tảng Zalo thông qua dữ liệu được truy cập từ API. Không chỉ Zalo Mini App, khi doanh nghiệp muốn sử dụng ZNS hay Zalo OA, doanh nghiệp đều phải triển khai bước này.


Nếu doanh nghiệp đã có Zalo App, doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này. Nếu chưa, hãy truy cập vào đây để thiết lập mới: https://developers.zalo.me/createapp


Bước 2: Khởi tạo Zalo Mini App

Ở bước này, doanh nghiệp hãy truy cập vào Trang quản lý ứng dụng Zalo Mini App và làm lần lượt các thao tác sau: (1) Chọn Zalo App vừa tạo ở bước 1, (2) Chọn tạo Zalo Mini App, (3) Nhập các thông tin như loại Mini App, thông tin Mini App, Logo.


Bước 3: Tạo Project

Ở bước này, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 cách, một là sử dụng Zalo Mini App Studio và hai là sử dụng Command Line. Bước này bắt buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhân sự chuyên môn về kỹ thuật.


Bước 4: Kiểm tra và gửi xét duyệt

Đây là bước cuối cùng để tạo Zalo Mini App cho doanh nghiệp. Bất kỳ Mini App nào sau khi được tạo lập đều phải “qua cửa” kiểm duyệt của Zalo. Đây cũng chính là bước khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu bởi lẽ nền tảng này có những tiêu chuẩn kiểm duyệt rất khắt khe nhằm đảm bảo mức độ uy tín của doanh nghiệp và tối ưu trải nghiệm cho người dùng.

 

Các tiêu chí và quy trình kiểm duyệt của Zalo doanh nghiệp phải biết!

Zalo luôn đặt trải nghiệm và quyền lợi người dùng lên hàng đầu, chính vì vậy, các ứng dụng trên Zalo cần đảm bảo không gây ra những vấn đề tiêu cực cho người sử dụng. Cụ thể, các tiêu chí kiểm duyệt Zalo bao gồm: 


  1. An toàn và bảo mật: Ứng dụng không được chứa mã độc, lừa đảo hay gây nguy hiểm cho người dùng.

  2. Nội dung hợp lệ: Ứng dụng không chứa nội dung bất hợp pháp, phản động, đồi trụy hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

  3. Trải nghiệm người dùng: Ứng dụng cần có giao diện dễ sử dụng, đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng.

  4. Chất lượng và ổn định: Ứng dụng phải hoạt động một cách ổn định, không gây lỗi hoặc treo máy.

  5. Tuân thủ quy định: Ứng dụng phải tuân thủ các quy định và chính sách của Zalo.


Trong quy định trên, hầu hết các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn với tiêu chí 3 và 4 về trải nghiệm người dùng và chất lượng ổn định. Điều này là bởi những quy định này đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về Code/ kỹ thuật của người thiết lập cũng như các kiến thức nâng cao về UX, UI, CX và Marketing.


Đây cũng chính là lý do, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ thiết kế Zalo Mini App từ một đơn vị thứ 3 thay vì tự tạo lập. Điều này để đảm bảo quá trình triển khai diễn ra trơn tru, không gặp rào cản và sản phẩm nhận được đạt hiệu quả ứng dụng cao nhất.

 

Thế nào là một Zalo Mini App chuẩn CX?

Mục đích để các doanh nghiệp xây dựng Mini App Zalo chính là đáp ứng nhu cầu tương tác với khách hàng. Vậy nên, chỉ khi thỏa mãn trải nghiệm khách hàng (CX), nhu cầu tương tác này mới đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, không chỉ đơn thuần là tạo App, doanh nghiệp cần thiết kế Zalo Mini App chuẩn CX.


Dưới đây là các tiêu chí cơ bản của một Mini App trên Zalo được tối ưu về mặt CX:

  • Giao diện người dùng thân thiện: Đáp ứng về mặt thẩm mỹ là chưa đủ, giao diện người dùng cần phải sắp xếp các thành phần trên app sao cho dễ dùng – dễ hiểu và thuận tiện.

  • Tính năng hữu ích, phù hợp: Không phải càng nhiều tính năng sẽ càng tốt. Bởi lẽ, sẽ có những tính năng phù hợp hơn trên Native App, trên website thay vì Zalo Mini App. Việc “nhồi nhét” quá nhiều tính năng không chỉ tăng Click Depth trên App, khiến App có phần phức tạp và khó sử dụng hơn mà còn tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cân nhắc kỹ về những tính năng thật sự cần thiết và phù hợp với chiến lược, mục đích của mình.

  • Tối ưu hiệu suất: Ứng dụng phải hoạt động một cách mượt mà và nhanh chóng, đảm bảo rằng người dùng không gặp phải trễ hình hoặc gián đoạn trong quá trình sử dụng. Đây chính là tiêu chí CX đòi hỏi cao nhất về mặt kỹ thuật. Làm sao để Mini App đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ tối ưu trong 10MB – Không phải bên phát triển nào cũng đảm bảo được yếu tố này cho doanh nghiệp, vì vậy, lựa chọn một bên đối tác uy tín và đã có kinh nghiệm triển khai là yếu tố bắt buộc.

  • Bảo mật chắc chắn: Bảo mật thông tin người dùng là một ưu tiên hàng đầu. Ứng dụng cần tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và quy định về quyền riêng tư để đảm bảo rằng dữ liệu của người dùng được bảo vệ.

bottom of page